Nguồn Bonsai Apex Building
Ngày trước, ta thường hay gặp việc tạo ngọn (apex) như một phần tách rời khỏi tổng thể cây, đó là một sai lầm. May mắn là ngày nay với công sức phổ biến nghệ thuật bonsai từ nước ngoài của một số đàn anh thì sai lầm này không còn thấy xuất hiện trên những cây mới nữa.
Ví dụ như cây này, ngọn tách hẳn ra khỏi tổng thể cây, nhìn thật không hợp lý (hình lấy trên mạng, xin lỗi chủ cây vì ý kiến cá nhân của người viết).
Hoặc như cây này, nhìn gần như không có ngọn.
Vai trò của ngọn cây
Ngọn cây sẽ quyết định hướng chuyển động của tác phẩm. Bạn xem, ngọn là phần cao nhất trên cái cây, lại có cấu trúc cành yếu hơn những phần bên dưới, do đó nó chịu tác động mạnh mẽ của gió và ánh sáng.
Ví dụ như cây trong tiểu cảnh này. Bạn xem, cây có hướng chuyển động về bên phải, ra phía mép nước, ngọn cây cũng hướng về bên phải. Người xem ngay lập tức từ trong tiềm thức của họ sẽ nảy sinh suy nghĩ rằng: gió đang thổi từ trái qua phải. Thử tưởng tượng ngọn cây quay ngược lại, người xem sẽ nghĩ: gió đang thổi từ ngoài biển vào.
Vậy nếu bạn đã đồng ý rằng “hướng của ngọn là hướng chuyển động của tác phẩm” thì ta nên tạo hình ngọn thế nào? Về mặt mỹ thuật, để tạo ảo giác về hướng chuyển động, bạn hãy xây dựng 2 bên ngọn có độ dốc khác nhau. Cây chuyển động về hướng nào thì đường bao của ngọn bên đó sẽ dốc hơn bên kia. Ví dụ đây là một ngọn tạo hình sai.
Đúng ra phải làm ngược lại như hình dưới, nhìn mới thuận mắt.
Cách xây dựng ngọn
Để cụ thể hóa một cách đơn giản nhất cách xây dựng ngọn, cụ John Naka hướng dẫn chúng ta như sau: “tạo ngọn cây như một cái cây con đặt trên cây lớn”. Nghĩa là tất cả mọi quy tắc tạo hình bonsai bạn hãy đem áp dụng hết cho cái ngọn, thế là bạn có một cái ngọn đẹp.
Chỉ có một điều khác, đó là phần ngọn là bộ phận non trẻ nhất trên cái cây, do đó hướng mọc của cành có xu hướng hướng lên trời nhiều hơn so với phần cành già bên dưới. Bạn xem hình dưới, độ “trĩu” của cành giảm dần khi lên đỉnh.
Trang: 1 2
Chuyên mục: Lý thuyết
Rất hay, nhiều ý nghĩa cho người mê cây cảnh!
cám ơn sự động viên của bạn.
ko có những lời động viên thế này, nhiều lúc cảm thấy cũng đuối, muốn bỏ!
Càng xem càng thấy hay, thiết thực với ngườinhất hội mê cây cảnh như mình. Cám ơn người sưu tầm và đăng tải đẹp trai
thanhk bạn nhiều . đọc qua những bài viết của bạn mình đã có thêm nhiều kinh nghiệm !
rất hay, mong anh tiếp tục chia sẻ kiến thức hay và bổ ích.
Rất hay và bộ ích cám on tác giả
Nge sao mà khó hiểu vá.
Cảm ơn vì đã chia sẻ
Chia se la rat chan thanh.cam on a nhieu
minh thay thiet thuc va rat ro .cam on cac bac da chia se nhung kinh nghiem cung nhu da dong rop 1 phan vao bonsai cua minh. toi cung mong cac bac chia se va dang tai them nhung kinh ngiem cung nhu dang tai them nhung hinh anh thiet thuc hon de ae nao dam me ve cay canh , bonsai duoc hieu ro hon va rat mong duc su dong tinh cua ca bac nha , chan thanh cam on
Thanks ban bai Viet rat hay cho Nguoi choir cay bonsai.
hay và bổ ích
cảm ơn bạn về bài viết quả thực rất hay và bổ ích
Chào bạn Thiện! Mình đọc các bài viết của bạn liên tục trong khoảng 6 tháng trở lại đây. Từ lúc chưa biết bonsai là gì. Đến nay mình đã có một số kiến thức cơ bản để ngắm và đánh giá sơ bộ một cây bonsai. Mình cũng võ vẽ thử nghiệm trên một số cây nhỏ( ít tiền) và cũng vỡ ra nhiều điều. Cảm ơn những chia sẻ của bạn, rất bổ ích và thực tế. Bây giờ đọc lại mình đã rõ hơn nhiều rồi. Mong bạn tiếp tục chia sẻ những kn hay để phong trào chơi bonsai VN ngày càng phát triển và khẳng định rõ nét bản sắc của VN mình.
[…] là nắng gió làm già đi;chứ đừng đưa ra cái kiểu mới gọt vỏ xong. Ngay như phần lũa trên đỉnh cây cũng vậy, bạn nên làm sao cho có vẻ cái ngọn đó bị (sét) đánh gãy, rồi cây […]
[…] liên quan: cách xây dựng ngọn trong bonsai.cách làm vỏ cây mau […]
Bài hay và bổ ích lắm bạn!
Bài viết rất bổ ích
Cám ơn tác giả nhiều